Khái niệm của cụm từ quy hoạch sử dụng đất (Ảnh minh hoạ)
Khái niệm quy hoạch sử dụng đất được trình bày rõ ràng tại Khoản 2, Khoản 3, Điều 3, Luật Đất đai 2013.
Ý nghĩa của quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng với từng địa phương và Nhà nước, cụ thể:
>>> Có thể bạn quan tâm: Diện tích sàn là gì? Cách tính tổng diện tích sàn mới nhất
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là gì? Điều 32, Luật đất đai 2013 có quy định về nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất, cụ thể như sau:
Người dân khi có ý định mua bán nhà đất cần chú ý kiểm tra tình trạng đất có đang nằm trong diện quy hoạch không. Đây là bước nhằm đảm bảo an toàn trong giao dịch, tránh các rắc rối, tranh chấp trong tương lai.
Do đó, bên cạnh tìm hiểu khái niệm quy hoạch sử dụng đất, người dân cũng cần biết cách kiểm tra đất có đang thuộc diện quy hoạch không, nếu có, khu đất đó thuộc diện quy hoạch nào.
Cách 1: Kiểm tra trên sổ hồng/sổ đỏ
Phần ghi chú trong sổ hồng/sổ đỏ sẽ ghi thông tin đất có đang thuộc diện quy hoạch không, khu đất đó thuộc diện quy hoạch gì.
Sổ hồng/Sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất
Cách 2: Nhờ đến dịch vụ kiểm tra quy hoạch
Người dân có thể nhờ đến dịch vụ kiểm tra quy hoạch. Các công ty làm việc trong lĩnh vực liên quan đến đất đai sẽ hiểu rõ về vấn đề quy hoạch đất. Tuy nhiên, đây là dịch vụ phải trả phí.
Cách 3: Tìm hiểu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Người dân có thể đến liên hệ trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện - cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, đơn vị nắm được tất cả những thông tin về đất đai (trong đó bao gồm quy hoạch sử dụng đất).
Vì vậy, để nhận được thông tin chính xác nhất của khu đất, nhà ở định mua, người dân hãy đến chứng thực thông tin tại cơ quan này.
Cách 4: Tra cứu thông tin trên phần mềm tra cứu online
Hiện nay, người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin quy hoạch đất trực tuyến qua phần mềm. Từ đó, người dân có thể nắm được thông tin của thửa đất nhanh chóng qua điện thoại, máy tính có kết nối internet.
Quyết định mua đất quy hoạch hay không tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của mỗi cá nhân. Nếu người dân muốn mua đất để sinh sống lâu dài nên tránh mua những khu đất đang trong diện quy hoạch, làm giao thông,... để không bị thu hồi khi đang sử dụng. Nếu khu đất được bán với giá hợp lý, quy hoạch thay đổi theo thời gian, các nhà đầu tư có thể lựa chọn để kinh doanh, nhưng đây là hình thức tương đối mạo hiểm về lâu dài.
Việc mua đất quy hoạch có đồng thời nhiều rủi ro và nhiều cơ hội. Do đó, người dân có ý định mua đất phải tìm hiểu kỹ càng về quy hoạch đất đai để quyết định mục đích sử dụng hợp lý với khả năng tài chính của mình, hạn chế những rủi ro nếu mua phải đất hiện vướng tranh chấp.
Bên cạnh việc nắm rõ đất có nằm trong diện quy hoạch hay không, người mua nên tìm hiểu thêm các thông tin về giấy tờ chứng nhận sử dụng đất, quyền được xây nhà cửa, công trình,… Người mua đất cần tỉnh táo tìm hiểu thật rõ những thông tin trên trước khi “xuống tiền” đầu tư một tài sản có giá trị lớn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Penthouses là gì? Ưu nhược điểm của căn hộ Penthouse
Đất quy hoạch có sổ đỏ không?
Theo Luật đất đai Việt Nam, đất quy hoạch không được cấp sổ đỏ nếu chủ nhân sử dụng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều trường hợp đất trong diện quy hoạch vẫn được cấp sổ đỏ. Bởi theo Luật Đất đai 2013, Điều 49 quy định rõ: Các trường hợp đất thuộc diện quy hoạch chưa có kế hoạch sử dụng hàng năm, người sử dụng có các quyền sau:
Xây nhà trên đất quy hoạch có phải chịu phạt không?
Theo Luật đất đai, quy hoạch đất sẽ bị treo trong vòng 3 năm nếu không nhận được công bố thực hiện kế hoạch hoặc thay đổi quy hoạch. Trong trường hợp này, người sử dụng đất vẫn có quyền sử dụng đất bình thường. Còn nếu người sử dụng đất muốn cải tạo, sửa chữa, cần nhận được sự cho phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cơ quan thẩm quyền quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào Điều 45, Luật đất đai 2013, các cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải thích được Quy hoạch sử dụng đất là gì cho những người hiện có nhu cầu đầu tư, mua bán, giao dịch đất đai.
*Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo tại thời điểm chia sẻ, không phải ý kiến chuyên gia.
*Hình ảnh trong bài viết mang tính minh hoạ.
Nguồn: Tổng hợp.
Chia sẻ bài viết: